#Những thông tin cơ bản nhất về bộ môn điền kinh
Những thông tin cơ bản nhất về bộ môn điền kinh
Nội dung bài viết
Giới thiệu về môn điền kinh
Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao; bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Từ “điền kinh” thường dùng ở nước ta thực chất là một từ Hán - Việt, được dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh). Theo tiếng Trung Quốc, “điền” có nghĩa là “ruộng” còn “kinh” có nghĩa là “đường”. “Điền kinh” là tên gọi chung cho các môn thể thao được tiến hành trên “sân” và trên “đường”. Cách gọi của nhiều nước khác cũng được hiểu theo nghĩa này. Tuy nhiên, tên gọi đó chỉ có thể phù hợp với thời kì ban đầu bởi lẽ ngày nay người ta còn sáng tạo ra rất nhiều môn thể thao khác thuộc điền kinh mà không chỉ tiến hành ở “sân”, ở “đường”. Trong tiếng Hi Lạp cổ, từ “điền kinh” có nghĩa tương ứng với từ “aletic” và từ “athletics” trong tiếng Anh. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đều lấy “Điền kinh” làm tên gọi của các môn thể thao cơ bản.
Lịch sử hình thành và phát triển
Các cuộc thi đấu điền kinh đã được con người tổ chức vào thời cổ đại Hy Lạp, theo ghi nhận được là vào khoảng năm 776 TCN
- Năm 1837, cuộc thi đấu 2km đầu tiên được tổ chức tại thành phố Legbi, nước Anh
- Từ năm 1851, các chương trình thi đấu tại các trường đại học ở Anh đưa vào một số môn nhảy cao, nhảy xa, chạy vượt chướng ngại vật, chạy nhanh, ném tạ…
- Năm 1880, ra đời liên đoàn điền kinh nghiệp đầu tiên trên thế giới- Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư nước Anh
- Trong mười năm sau đó, Bộ môn này phát triển mạnh mẽ ở các nước như Thụy Điển, Na Uy, Đức, Mỹ, Pháp… Cũng vì vậy dẫn tới sự xuất hiện các Liên đoàn điền kinh quốc gia ở phần lớn các châu lục.
- Từ năm 1896, Sự phát triển mạnh của môn điền kinh được đánh dấu bởi sự kiện khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của đại hội thể thao Olympic Aten( 1896- Hy Lạp)
- Năm 1912, thành lập liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế IAAF( International Amateur Athlectic Federration). Đây là tổ chức đứng đầu chỉ đạo phong trào điền kinh thế giới có trụ sở tai Manoca, hiện tại có 209 thành viên liên đoàn điền kinh quốc gia.
Các nội dung thi đấu điền kinh
Chạy
Chạy là hoạt động tự nhiên có chu kì, là bài tập không thể thiếu của vận động viên ở các môn thể thao, chạy luôn có trong nội dung của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Chạy lâu với tốc độ không lớn trong điều kiện không khí trong lành rất có tác dụng đối với việc tăng cường sức khoẻ.
Môn Chạy trong tập luyện và thi đấu được phân chia thành các loại:
Chạy trong sân vận động:
- Chạy cự li ngắn 100m; 200m; 400m là nội dung thi trong Đại hội thể thao Olympic.
- Chạy cự li trung bình (gồm các cự li 500m đến 2000m, trong đó môn Chạy 800m và 15000m là nội dung thi trong Đại hội thể thao Olympic). - Chạy cự li dài (gồm các cự li từ 3000m đến 30000m, trong đó môn Chạy 3000m (nữ), 5000m (nam) và 10.000m (nam) là nội dung thi trong Đại hội thể thao Olympic.
Có thể tham khảo bài viết:
Chạy trong các điều kiện tự nhiên:
Chạy cự li từ 500m đến 50000m. Trong đó có môn Chạy Marathon với cự li 42195m là nội dung thi trong Đại hội thể thao Olympic.
Chạy vượt chướng ngại vật:
Chạy vượt rào từ 80m đến 400m và chạy 3000m vượt chướng ngại vật. Trong đó môn Chạy vượt rào 100m (nữ), 110m (nam), 200m và 400m rào, 3000m vượt chướng ngại vật là nội dung thi trong Đại hội thể thao Olympic.
Chạy tiếp sức:
Chạy tiếp sức cự li ngắn từ 50m đến 400m; tiếp sức cự li trung bình từ 800m đến 1500m và chạy tiếp sức hỗn hợp 800m + 400m + 200m + 100m. Trong đó chạy tiếp sức 4 x 100m và 4 x 400m là nội dung thi trong Đại hội thể thao Olympic.
Nhảy
Nhảy là phương pháp vượt qua chướng ngại vật, đòi hỏi phải dùng sức mạnh để khắc phục độ cao và độ xa càng cao, càng xa càng tốt. Nhảy có tác dụng tốt để rèn luyện và phát triển các tố chất thể lực.
Trong Điền kinh, các nội dung nhảy chia làm hai loại:
- Nhảy qua xà ngang, tức là vượt qua chướng ngại thẳng đứng (mức xà) càng cao càng tốt bao gồm nhảy cao và nhảy sào (dùng sào chống khi nhảy).
- Nhảy theo phương nằm ngang khắc phục chướng ngại nằm ngang càng xa càng tốt, bao gồm nhảy xa và nhảy 3 bước.
Khi nhảy 3 bước được giậm nhảy 3 lần. Ở các môn nhảy khác mỗi lần nhảy chỉ được giậm nhảy một lần. Các loại nhảy trên đều có chạy đà. Thành tích nhảy được đo bằng thước với đơn vị là mét (m) hoặc centimet (cm). Các bài tập nhảy cao, nhảy xa được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như dùng làm bài tập thể lực hoặc làm bài kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ. Nhảy cũng là một nội dung thi đấu của điền kinh.
https://dulcit.vn/gian-tinh-mach-chan-co-nen-chay-bo-1952/
Ném đẩy
Ném đẩy gồm có Ném bóng, Ném lựu đạn, Ném đĩa, Ném lao, Ném tạ xích và Đẩy tạ. Trong đó Ném lao, Ném đĩa, Ném tạ xích và Đẩy tạ là những môn thi trong Đại hội Olympic.
Ném đẩy là dùng sức làm cho các dụng cụ có trọng lượng nhất định bay xa. Tập luyện ném đẩy có tác dụng phát triển hệ cơ toàn thân. Dựa vào vào kĩ thuật ném, đẩy, trong điền kinh người ta chia làm các loại sau:
- Ném từ sau đầu Gồm ném bóng (150g), ném lựu đạn (500 - 800g) và ném lao (600 - 800g). Để ném xa, các vận động viên đều chạy đà thẳng.
- Đẩy Đẩy tạ. Tạ có trọng lượng từ 3kg đến 7,257kg. Do chỉ được tạo đà trong vòng tròn có đường kính 2135m nên vận động viên chỉ có trượt đà mà không thể chạy đà.
- Ném với quay vòng Gồm ném đĩa. Đĩa có trọng lượng từ 1kg đến 2kg.
- Ném tạ xích Gọi là “tạ xích” vì ngoài dụng cụ tạ còn gắn thêm một đoạn dây nối với tay cầm. Tạ xích có trọng lượng từ 5kg đến 7,257kg. Để đĩa và tạ xích bay xa các vận động viên phải quay vòng tạo đà thực hiện trong 1 vòng tròn được Luật quy định (như đẩy tạ). Ném đẩy thuộc môn hoạt động sức mạnh và sức mạnh - tốc độ, đòi hỏi thể lực chuyên môn và kĩ thuật tốt mới phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn thân nhằm đưa dụng cụ đi xa và đúng hướng.
Đi bộ thể thao
Đi là phương pháp di chuyển quen thuộc, phổ biến của con người, là một hoạt động có chu kì, là loại bài tập thể lực có thể dùng cho mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Cự li tập luyện và thi đấu từ 3km đến 50km là những môn thi trong các đại hội thể dục thể thao. Khi đi, hầu hết các cơ bắp của cơ thể đều tham gia hoạt động, tăng cường hoạt động của cơ quan tuần hoàn, hô hấp và các hệ thống cơ quan khác của cơ thể. Do vậy, tập luyện đi bộ có lợi cho cơ thể, tác dụng tốt tới sức khoẻ. Đi bộ thể thao có yêu cầu cao hơn hẳn so với đi thường về cường độ vận động và sự tiêu hao năng lượng. Chính vì vậy, tập luyện đi bộ thể thao có tác dụng lớn đến cơ thể, củng cố các cơ quan nội tạng, tăng cường khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan, phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là phát triển sức bền và giáo dục phẩm chất, ý chí. Đặc điểm cơ bản của kĩ thuật đi bộ thể thao là suốt quá trình đi, cơ thể không được bay trên không mà luôn luôn có một hoặc cả hai chân cùng chạm đất và từ khi chân chống trước đến khi kết thúc đạp sau, chân phải luôn giữ thẳng. Tập luyện và thi đấu đi bộ có thể tiến hành được trên mọi loại đường khác nhau. Đi bộ có thể không đi theo cự li mà đi theo thời gian.
https://dulcit.vn/gian-tinh-mach-co-nen-di-bo-khong-3075/
Phối hợp nhiều môn
Bao gồm nhiều môn được phối hợp lại dùng trong thi đấu. Việc đánh giá thành tích nhiều môn phối hợp được tiến hành cộng điểm các nội dung thi đấu với nhau. Có thể có 3, 4, 5, 7 và 10 môn phối hợp, trong đó 7 môn phối hợp của nữ (chạy 100m rào, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 200m, nhảy xa, ném lao, chạy 800m) và 10 môn phối hợp của nam (chạy 100m, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400m, chạy 110m rào, ném đĩa, nhảy sào, ném lao và chạy 1500m) là những môn thi đấu chính thức trong Đại hội thể thao Ôlympic. Trong thi đấu nhiều môn phối hợp, thành tích các nội dung được quy thành điểm. Bảng điểm sẽ quy định từng lứa tuổi và giới tính. Tổng điểm mà vận động viên đạt được sẽ quyết định thứ bậc của họ trong thi đấu.
Các giải điền kinh thế giới
- Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới: Được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba, thi đấu trong 3 ngày tại một đấu trường trong nhà.
- Giải vô địch điền kinh thế giới: Một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần vào tháng 8 với sự tham gia của 200 quốc gia và hơn 2000 vận động viên tranh đoạt 49 huy chương vàng
- Giải vô địch điền kinh thế giới U20: Thường tổ chức vào tháng 7 hằng năm. Hội tụ nhiều vận động viên trẻ đến từ khắp nơi trên toàn cầu với sự tham gia khoảng 180 liên đoàn quốc gia và hơn 2200 vận động viên
- Giải vô địch việt dã điền kinh thế giới: Sự kiện được tổ chức vào tháng 3 hằng năm, các vận động viên thi đấu trên địa hình tự nhiên với cự ly dài nhất trong bộ môn điền kinh.
- Cúp châu lục điền kinh thế giới: Sự kiện diễn trong 3 ngày vào tháng 9, bốn năm một lần. Đây không phải cuộc thi cá nhân mà là cuộc thi đồng đội. Cúp châu lục là cuộc tranh đấu bởi các đại diện châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi.
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin cơ bản mà ai cũng phải biết khi tìm hiểu về bộ môn điền kinh,chúng tôi mong rằng bài viết giúp ích được cho bạn trong việc chơi môn thể thao này một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
Bạn có thể tham khảo:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm